5 sai lầm của lập trình viên khi tham gia vào dự án

5 sai lầm của lập trình viên khi tham gia vào dự án

Như tiêu đề bài biết đã đề cập, bài viết này mình muốn chia sẻ với mọi người về những sai lầm mà đa số các bạn lập trình viên mới vào nghề đang gặp phải  (ở đây nói là các bạn mới vào nghề, nhưng thực tế có những bạn 1-2 năm kinh nghiệm vẫn gặp phải).

Để từ một newbie đến junior, hay senior developer thực sự, thì các bạn phải tránh những sai lầm sau khi tham gia một dự án. Dưới đây là 5 điều mà tự mình rút ra được:

1. Đi họp mà không có quyển sổ nào trong tay.

metting
  • “Tại sao đi họp lại cần vào có sách, có bút. Mình làm việc bằng máy tính cơ mà, tý ra search cái là đầy thông tin hoặc Nội dung mình nhớ được hết lo gì!!!.“ – đó là một suy nghĩ.
    Suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm nhé. Khi đi họp, hay đi training, có biết bao nhiêu thứ cần phải ghi nhớ. Nếu các bạn ko ghi chép lại thì sao các bạn nhớ được đúng ko nào!, đôi khi chúng ta chỉ cần gạch mấy cái gạch đầu dòng về nội dung trong cuộc họp là cũng tốt rồi, ghi lại những vấn đề mà người khác gặp phải, ghi lại những cái tip hay mà người khác chi sẻ, ghi lại những lưu ý mà leader hay PM chia sẻ, …. rất nhiều thứ mà chúng ta ko thể ghi nhớ hết trong đầu được, để rồi đến khi có ai hỏi, hay cần đến nó, mình lại quên béng mất.
    Việc ghi chép là rất quan trọng nhé các bạn, không hề thừa đâu.

2. Chát riêng về công việc với nhau trong khi có group dự án rồi.

group chat

Mỗi một dự án (project), các PM hay leader đều có lập nhóm riêng, khi đã có nhóm rồi thì các bạn hay trao đổi công việc của project vào trong nhóm đó, đừng ngại, đựng sợ.
Group chát tạo ra để các bạn trao đổi, các bạn chia sẻ với nhau về dự án, các bạn cứ mái thoải mà chát trên đó. Tại sao mình phải ngại, phải đi chát riêng từng người để trao đổi làm gì nhỉ. Điều đó là ko tốt nhé. Vì khi bạn chia sẻ thông tin trên nhóm, thì cả nhóm (cả team) sẽ biết được, nếu là issue thì các bạn khác trong nhóm sẽ hỗ trợ, nếu là chia sẻ tip tric, thì đó là thông tin hữu ích rồi, ai cũng biết.
Vì thế các bạn hãy mạnh dạn mà chát trên group dự án nhé.

3. Sợ code sai, sợ hiểu sai, nhưng lại không giám hỏi.

Đôi khi một số bạn không dám chắc về đoạn code của mình, viết thế có đúng không nữa?, hay viết thế đã best practice chưa, hay nghiệp vụ hiểu thế có đúng chưa? Cứ đoán già đoán non như thế.  Nhưng các bạn không dám hỏi, cứ nghĩ rằng: nếu hỏi người ta nhìn người ta lại chê, lại bảo mình code tồi,… Suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, không biết thì hỏi, sao phải ngại nhỉ, người đời đã có câu “Sai thì sửa, mà chửa thì đẻ”. Các bạn có hỏi thì người khác mới chia sẻ, mới hướng dẫn các bạn làm đúng được.

4. Nghĩ mình là một coder rồi thì không cần phải test nữa (vì đã có tester rồi).

Đa số mình thấy các bạn coder đều ái ngại test lại chức năng mình đã code. Nhiều bạn còn suy nghĩ “Tester để làm gì, mà mình phải test”. Lại một suy nghĩ sai lầm, các bạn code ra chức năng đó thì các bạn phải có trách nhiệm với từng dòng code mình code ra chứ, người ta bảo “Code là phải có tâm”. Đừng bao giờ suy nghĩ Code cho xong rồi để đó nhé. Code phải tốt, code phải đẹp, code phải đáp ứng đúng yêu cầu của dự án – như thế mới có tâm. Code xong thì nên test lại các mình vừa làm xem đã ổn chứ, validate có chuẩn chưa, rồi UI có bị lệch lạc không, đã đúng với design hay chưa.

5. Lười nghiên cứu, lười tìm hiểu.

Nói tới vấn đề này, thì mình thấy rất nhiều bạn sau khi làm việc công ty xong rồi, xong là về, về nhà ít khi tìm hiểu thêm lắm. Có tìm hiểu nhiều, code nhiều, thì mới lên level, lên kinh nghiệm được các bạn ạ. Làm cái nghề này đừng có lười, lười chỉ có ăn cám thôi, lười là không theo kịp công nghệ, không theo kịp những người khác đâu.
Các bạn đã nghe thấy quy tắc “10.000 giờ” chưa nhỉ. Mọi người có thể tìm và mua cuốn sách “Những kẻ xuất chúng”, nó sẽ cho các bạn hiểu về quy tắc đó.
Khi các bạn đã có kiến thức, có kinh nghiệm rồi, thì các bạn có thể tự build Lương, tự khẳng định bản thân trên bất kỳ đấu trường nào. Hãy luôn nghĩ là mình luôn luôn phải phấn đầu các bạn nhé.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG!

Post a comment

Your email address will not be published.